Thời gian làm việc: Từ 7h00 đến 23h00
Hotline: 0988315219

Thận trọng bệnh nấm da do thú cưng chó, mèo - Huấn luyện chó sài gòn

DƯ VĂN TIẾN
|
Ngày 04/05/2023

Thận trọng bệnh nấm da do thú cưng chó, mèo

30-04-2023 2:25 PM | Bệnh thường gặp

SKĐS - Nhiều người thấy ngứa da khó chịu cho rằng nóng gan nên mua nhiều thuốc để uống nhưng tình trạng không đỡ. Trên da còn nổi vết sần hình tròn, tróc vảy, dần lan ra nhiều vị trí khác trên cơ thể, đi khám kết quả cho thấy nhiễm nấm da do chó, mèo.

Bệnh nấm da rất dễ gặp khi tiếp xúc với chó, mèo, trong đó thường gặp nhất là bệnh da do nấm sợi (dermatophytosis), nhất là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thuận lợi cho các chủng nấm phát triển.

Hiện rất nhiều người thích nuôi thú cưng nhưng phổ biến nhất là chó, mèo, chim, chuột… Tuy vậy, nếu không thận trọng chúng có thể mang những mầm bệnh lây truyền cho những người sống chung.

Biểu hiện khi nhiễm nấm từ chó, mèo

Nếu có tiếp xúc với vật nuôi chó, mèo hoặc nhà có nuôi mà bỗng dưng trên da xuất hiện các đốm hình tròn màu đỏ hồng, ngứa ngáy thì có thể đó chính là nguyên nhân đã bị nhiễm nấm sợi từ chó, mèo.

Con đường chính của bệnh da do nấm sợi lây từ chó, mèo sang người là thông qua quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa người và động vật, chẳng hạn như hôn, âu yếm, vuốt ve hoặc nằm ngủ chung với chó, mèo. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng chung hoặc tiếp xúc với các đồ đạc như khăn tắm, ga giường, gối nằm, lược với chó, mèo bị nhiễm nấm cũng là nguyên nhân khiến bệnh lây lan.

 

Thận trọng bệnh nấm da do thú cưng chó, mèo - Ảnh 1.

Bệnh nấm da rất dễ gặp khi tiếp xúc với chó, mèo.

Dấu hiệu của bệnh da do nấm sợi là trên da xuất hiện các mảng hồng ban hình tròn, bầu dục hoặc đa cung, bề mặt tróc vảy nhẹ hoặc có viền vảy, giới hạn rõ, đường kính khoảng 4 – 5mm có khi đến hơn 10mm, nằm rải rác ở hai cánh tay, cẳng chân và đùi, có khi ở ngực hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể, ngứa nhiều.

Bệnh da do nấm sợi (Dermatophytosis) thường gặp, đặc biệt ở môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thuận lợi cho vi nấm phát triển. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không được điều trị hay điều trị không đúng thì thương tổn nấm có thể lan tỏa, gây chàm hóa hoặc bội nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Điều trị bệnh da do nấm sợi như thế nào?

Nguyên tắc điều trị bệnh da do nấm sợi là cần xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển. Sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc toàn thân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà khi chưa có chẩn đoán chính xác về bệnh.

Nguyên tắc điều trị là sử dụng thuốc, chăm sóc và vệ sinh da, đồng thời đưa thú cưng chó hoặc mèo đi kiểm tra để ngăn chặn mầm bệnh.

Việc điều trị càng sớm thì bệnh càng hết nhanh, nếu người bị lây nấm để bệnh ủ lâu dễ gây biến chứng như: sốt cao, nổi nhiều mẩn đỏ, cơ thể khó chịu, ngứa ngáy….

Lời khuyên thầy thuốc

Khi nhiễm nấm sẽ khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi thì nấm cũng sẽ lây lan thêm khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị nấm mèo. Không dùng sữa tắm, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh thông thường. Thay vào đó, hãy sử dụng sữa tắm lành tính có thành phần chiết xuất từ tự nhiên. Điều này giúp làm sạch da một cách nhẹ nhàng mà không gây khô hay kích ứng da.

Sau khi tắm xong, hãy thấm khô toàn bộ cơ thể và thoa kem dưỡng ẩm lên tổn thương nấm. Nấm sợi không chỉ gây ngứa mà còn khô ráp vì vậy, thoa kem dưỡng ẩm là phương pháp tốt để thúc đẩy da tái tạo, phục hồi khỏi các tổn thương và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và bớt ngứa hơn.

Nấm sợi ở người lây lan rất nhanh tuyệt đối không gãi, cào lên vùng da bị nhiễm nấm. Cần cắt gọn gàng móng tay để phòng tránh gây tổn thương thêm lên các vết ngứa do nấm gây ra.

Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Thay toàn bộ chăn ga gối nệm, rèm cửa và các vật dụng đã qua tiếp xúc vì nấm có thể trú ngụ trong đó và tiếp tục lây lan.

Nếu trong gia đình có nuôi chó, mèo nên đưa mèo đến các bệnh viện thú y để được kiểm tra và loại bỏ mầm bệnh. Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý, nếu nhà có nuôi chó, mèo… nên cố gắng giữ chúng sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tẩy giun. Nếu thấy vật nuôi có dấu hiệu bệnh trên da (ví dụ như nấm), cần đưa đến các phòng khám thú y để được điều trị kịp thời, tránh lây sang người.

Viết bình luận
Zalo Huấn luyện chó Sài gòn DVT hotline